CHƯƠNG TRÌNH
VIDEO CLIPS
Video
Đền Thờ Ông Hoàng Mười Nghệ An
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0979.554.752
Hôm nay: 6 | Tất cả: 148,926
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC Bản in
 
Tại sao lại có 2 đền ông Hoàng Mười? Đền chính ở đâu?
Tin đăng ngày: 12/1/2024 - Xem: 2160
 

Tại sao lại có 2 đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An và ở Hà Tĩnh? Làm thế nào để có thể phân biệt 2 đền ông Hoàng Mười? Cùng chúng tôi tìm hiểu lý do tại sao lại có đến 2 đền ông Hoàng Mười nhé!

Bạn hãy đến thăm đền ông Hoàng Mười để cầu sức khoẻ, tài lộc, công danh được thăng tiến. Nếu bạn cần dịch vụ thuê xe, hãy gọi cho Asia Trang Ngân. Chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách dịch vụ thuê xe du lịch uy tín và chuyên nghiệp với xe mới nhất và giá cả hợp lý.

Có 2 đền ông Hoàng Mười vì khi thuyền của ông Hoàng Mười chìm ở trên sông Lam, người dân ở cả 2 bên sông Lam là Nghệ An và Hà Tĩnh đều lập đền thờ để kính nhớ ông. 

Như vậy, với những ai có thắc mắc đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An hay ở Hà Tĩnh thì đáp án là cả 2 nhé. Vì cả 2 đền này đều cùng thờ chung ông Hoàng Mười và đều rất linh ứng. Điều đặc biệt chính là khi đứng ở đền này thì đều có thể nhìn thấy đền kia khi nhìn qua dòng sông Lam.

Đền ông Hoàng Mười ở Hà Tĩnh (còn gọi là đền Củi) địa chỉ Tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An: Tại xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Tại sao lại có 2 đền ông Hoàng Mười? Đền chính ở đâu?

Đền thờ chính ông Hoàng Mười ở đâu?

Đền thờ ông Hoàng Mười chính là ở tỉnh Nghệ An, còn đền ông Hoàng Mười ở tỉnh Hà Tĩnh là đền thờ vọng.

Mộ của Ông Hoàng Mười cũng nằm trong khuôn viên đền thờ Ông ở Nghệ An, nằm phía sau núi Quyết, gần cầu Bến Thủy bây giờ.

Sự tích về ông Hoàng Mười

Có rất nhiều các bản ghi chép về Ông Hoàng Mười nhưng trong đó thì có 3 câu chuyện kể lại sự tích giáng trần của Ông Hoàng Mười là nổi bật nhất.

Tại sao lại có 2 đền ông Hoàng Mười? Đền chính ở đâu?

Tích thứ nhất: Ông Hoàng Mười giáng trần làm vị tướng Nguyễn Xí

Tích kể lại rằng, Ông Hoàng Mười đã giáng trần và làm viên tướng họ Nguyễn tên là Nguyễn Xí, người đã có đóng góp công lao rất lớn trong việc giúp vua Lê Thánh Tông dẹp được giặc Minh. Sau này khi tướng Nguyễn Xí đã được nhà vua coi trọng và giao cho việc trấn giữ và cai quản vùng đất quê nhà ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Sau khi nhậm chức, thì ông 1 lòng chăm lo cho cuộc sống của người dân nơi đây. Ông đã nhiều lần ra lệnh để mở kho lương cứu đói, và sai lính chặt cây dựng nhà giúp đỡ cho nhân dân mỗi khi gặp thiên tai và hoạn nạn.

1 lần đi thuyền trên sông, thì thuyền của ông đã bị đắm bởi 1 trận bão lớn, ông đã hóa ngay ở trên chính dòng sông Lam nơi đây. Người dân đã vô cùng thương tiếc khóc thương cho vị quan cần mẫn vì dân này.

Trong lúc đưa tiễn ông, thì trên trời bỗng xuất hiện 1 trận cuồng phong rồi bỗng chốc tan biến. Cùng lúc đó thì thi thể ông cũng nổi lên mặt nước với sắc mặt và da dẻ hồng hào như là người sống chỉ đang nằm ngủ. Sau khi dạt vào bờ, thì từng đụn đất xung quanh bỗng nhiên bao bọc lấy di quan của ông. Trên trời xuất hiện mây ngũ sắc cuộn thành hình 1 con xích mã (cũng có người nói rằng là hình xích điểu), người dân tin rằng đó là người thiên đình xuống đón ông về.

Vua Lê Thánh Tông hay tin thì đã hết lòng thương tiếc vị tướng tài như ông, liền truy phong cho ông danh hiệu là Thái sư cường quốc công và sai người lập đền thờ ông. Cảm kích những gì ông đã đóng góp cho vùng đất này, thì người dân xung quanh đây đã tôn ông làm Ông Mười.

Tại sao lại có 2 đền ông Hoàng Mười? Đền chính ở đâu?

Tích thứ 2: Ông Hoàng Mười giáng trần làm vị tướng Lê Khôi

Có 1 tích khác kể rằng, Ông Hoàng Mười đã hiện thân làm vị tướng Lê Khôi – 1 khai quốc công thần nhà Lê Sơ, là 1 trong các tướng lĩnh danh tiếng lẫy lừng của khởi nghĩa Lam Sơn. Tướng Lê Khôi quản lý và trấn giữ vùng Hóa Châu. Ông đã giúp người dân nơi đây có 1 cuộc sống ấm no, ngoài ra ông còn dẹp được quân Chiêm Thành…và rất nhiều công lao to lớn khác.

Thuận Thiên thứ 3 (năm 1430) Lê Thái Tổ đã phái ông đi trấn giữ vùng Thuận Hóa. Khi tới đây ông đã dùng nhân đức cai quản, đánh trận bắt được giặc thì ông không xử phạt mà ông còn đối đãi rất tử tế sau đó thả về. Chính vì vậy mà giặc Chiêm khi nghe tên vừa sợ lại vừa mến tài năng đức độ của ông. Ông còn được vua ban cho kim phù và áo bào.

Thiệu Bình thứ tư (năm 1437) vua Lê Thái Tông cho ông làm Nhập nội tư mã, và tham gia việc chính sự, cai quản việc quân ở đạo Hải Tây nay là thuộc tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.

Về sau, vì việc cá nhân mà ông Lê Khôi bị cho bãi chức về quê. Ông trở về quê sống 1 cuộc sống an nhàn mà không hề oán trách.

Khi vua Lê Nhân Tông kế ngôi vào năm 1448, thì vua đã mời ông quay trở lại làm quan Nhập nội thiếu uy, và cai quản công việc tại phủ Nghệ An.

Sử ghi lại rằng, khi Lê Khôi về trấn giữ Nghệ An, dân chúng đã đón tiếp ông 2 bên đường chật cứng. Sau vài năm nhận chức, thì tiếng thơm ca tụng ông đã được lan truyền từ khắp thành thị cho đến xóm ngõ nơi đây. Ông là người bình dị nên luôn được nhân dân khắp vùng yêu mến và đặt trọn niềm tin.

Thái Hòa thứ tư (năm 1451), vua Lê nhân Tông đã lệnh cho Lê Khôi dẹp loạn phương Nam, Lê Khôi đã đem quân vào bản bộ thăm dò trước. Tướng giặc sau khi biết là ông đến liền sang hỏi: “có phải Tư Mã tới không?”. Ông liền tháo mũ và cho giặc thấy. Sau khi thấy ông, thì tất cả giặc đều xuống ngựa và xin hàng. Quân Lê Khôi đi tới đâu thì giặc không còn tới đó. Lần đó ông đánh tới thành Đồ Bàn, và bắt sống Bí Cái rồi mới lui quân.

Khi quay trở lại, thì ông lâm trọng bệnh và qua đời ở núi Long Ngâm ngay gần cửa biển Nam Giới thuộc tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Ba quân đều kêu khóc và thước xót cho ông, vua sau khi nghe tin thì đã bỏ triều 3 ngày sai quan đến phúng điếu. Cảm kích những gì ông đã đóng góp cho vùng đất này, thì người dân xung quanh đây đã tôn ông làm Ông Mười.

Tích thứ 3: Ông Hoàng Mười giáng trần làm Lý Nhật Quang

Một số tài liệu không chính thống thì kể rằng Ông Hoàng Mười đã hóa thân làm Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, là người con trai thứ của vua Lý Thái Tổ, và là anh em khác mẹ với vua Lý Thái Tông.

Lý Nhật Quang từ nhỏ vốn đã tỏ ra là 1 người thông minh, được vua cha dạy bảo rất nghiêm khắc để sau này có thể trở thành 1 rường cột quốc gia. Khi trưởng thành, thì ông đã được cử vào Nghệ An để lo quản việc thuế. Là người cần mẫn và liêm chính nên ông đã được nhân dân nơi đây hết mực tin tưởng.

Ông đã có đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng lên trại Bà Hỏa. Nhờ vậy mà vua và toàn quân ta đều có thể yên tâm trong việc đánh chiếm Chiêm Thành.

Sau khi qua đời, thì ông được nhân dân tại Nghệ An và Hà Tĩnh đã lập rất nhiều đền thờ để tưởng nhớ công ơn và đóng góp của ông tại mảnh đất này, đánh dấu sự tích về ông Hoàng Mười.

 
Tin tức khác:
Tại sao lại có 2 đền ông Hoàng Mười? Đền chính ở đâu? (12/1/2024)
Lễ giỗ Đức thánh quan Hoàng Mười tại đền Chợ Củi Hà Tĩnh (12/1/2024)
Giá thuê xe Limousine đi Lễ Ông Hoàng Mười (21/11/2022)
Xe khách đi Đền Ông Hoàng Mười, Đền Củi (21/11/2022)
Phân biệt Đền Chợ Củi Hoàng Mười Hà Tĩnh và Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An (14/11/2022)
Đi lễ đền quan Hoàng Mười xin lộc, cầu gì (19/11/2021)
Văn khấn đền Ông Hoàng Mười (19/11/2021)
Hầu đồng ông hoàng mười (19/11/2021)
Lịch sử Ông Hoàng Mười (19/11/2021)
Viếng đền ông Hoàng Mười (17/11/2021)
Bài văn khấn Đền ông Hoàng Mười tại Nghệ An Hà Tĩnh đầy đủ nhất hiện nay (17/11/2021)
Giải mã về những người có căn ông Hoàng Mười (17/11/2021)
Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An - Đặc sắc một ngôi đền linh thiêng (17/11/2021)
Kinh nghiệm đi lễ Đền Ông Hoàng Mười ở Nghệ An – Hà Tĩnh (17/11/2021)
Sự tích về Thánh ông Hoàng Mười (17/11/2021)

Đền Chợ Củi Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh
Địa chỉ: xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh 
Điện thoại: 0866.638.882 - 0966.481.777 - 0982.898.382
E-mail: [email protected]
Website: http://denhoangmuoi.com

Tin tức
  • Tại sao lại có 2 đền ông Hoàng Mười? Đền chính ở đâu?
  • Lễ giỗ Đức thánh quan Hoàng Mười tại đền Chợ Củi Hà Tĩn
  • Giá thuê xe Limousine đi Lễ Ông Hoàng Mười
  • Xe khách đi Đền Ông Hoàng Mười, Đền Củi
  • Phân biệt Đền Chợ Củi Hoàng Mười Hà Tĩnh và Đền Ông Hoà
  • Đi lễ đền quan Hoàng Mười xin lộc, cầu gì
  • Văn khấn đền Ông Hoàng Mười
  • Hầu đồng ông hoàng mười
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0966481777